Với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và sự hiện đại của cuộc sống ngày nay thì thang máy không còn là vật dụng quá xa lạ với mỗi người chúng ta. Tuy nhiên, dòng thang máy gia đình lại vẫn luôn được coi là một vật dụng “xa xỉ” thể hiện sự giàu sang, vị thế của chủ nhân cũng như căn nhà. Bởi giá thành của thang máy gia đình cũng như yêu cầu về những ngôi nhà phố cao tầng không phải ai cũng có đủ điều kiện để sở hữu.
Một trong những bộ phận làm nên giá trị và đóng vai trò quan trọng trong kết cấu của những chiếc thang máy gia đình đó chính là “móng thang máy”. Đây là bộ phận giúp thang máy gia đình hoạt động trơn tru, linh hoạt và ổn định. Vậy móng thang máy là gì? Công dụng của móng thang máy là gì? Lắp đặt móng thang máy như thế nào? Tất tần tật những thông tin cần biết về thi công móng thang máy gia đình sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây. Bạn đọc có thể tham khảo để hiểu hơn về dòng sản phẩm “siêu sang” và đáng để sở hữu này.
Hiểu chung về móng thang máy
Cũng giống như khi xây dựng một công trình nhà ở, tòa nhà, thang máy gia đình cũng cần có móng thang máy. Phần móng này còn được gọi là hố pit – một trong những bộ phận quan trọng của thang máy. Vị trí của móng thang máy cũng giống như móng của ngôi nhà được đặt ở phía bên dưới mặt sàn tầng thấp nhất của thang máy. Chắc chắn khi xây dựng lắp đặt thang máy gia đình thì phần móng này cần phải được hoàn thiện trước khi lắp đặt các bộ phận còn lại. Chức năng của móng thang máy có vai trò rất quan trọng với công trình, có thể hiểu nếu móng nhà quan trọng như thế nào thì móng thang máy gia đình cũng có vai trò và công dụng to lớn như vậy.
Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ nên nhiều dòng thang máy gia đình có thể hoạt động tốt mà không cần hố pit. Tuy nhiên, những dòng thang máy có hố pit lại có sự đa dạng hơn rất nhiều, đồng thời tạo sự chắc chắn và nhiều lựa chọn hơn cho người sử dụng. Bởi móng thang máy sẽ được xây dựng phía bên dưới móng nhà, mang đến sự chắc chắn, bền vững cho công trình thang máy bên trên. Từ đó đảm bảo các hoạt động của thang máy gia đình sẽ luôn ổn định, bền đẹp và an toàn.
Một trong những nhược điểm mà nhiều người dùng hiện nay không muốn lựa chọn thang máy gia đình có nền móng, hay còn gọi là thang máy gia đình có hố pit. Đó là việc xây dựng nền móng thang máy cần những tác động ngoại lực tới kết cấu nền móng nhà. Có thể sẽ khiến kết cấu căn nhà bị biến đổi hoặc ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ chung. Tuy vậy, ngày nay với những biện pháp xây dựng chắc chắn, những tính toán thiết kế móng thang máy khoa học sẽ tạo ra những phương pháp tối ưu, bảo vệ an toàn cho móng nhà và kết cấu công trình.
Tìm hiểu thêm: Thang máy gia đình không cần hố pit – Và những ưu điểm vượt trội không thể chối từ
Vai trò và công dụng của móng thang máy.
Móng thang máy hay còn gọi là hố pit thang máy là một trong những bộ phận quan trọng của dòng thang máy gia đình có hố pit. Vai trò và công dụng của móng thang máy được thể hiện qua rất nhiều những yếu tố nổi bật. Mang đến cho thang máy sự ổn định, bền vững nhất định và những lợi ích to lớn cho người sử dụng.
- Móng thang máy đảm bảo an toàn cho thang máy và hàng hóa, con người trong quá trình thang di chuyển.
- Móng thang máy có vai trò như một bước đệm, một nền móng giúp nâng đỡ, chống đỡ, ổn định, cố định, vận hành các hoạt động di chuyển của thang máy một cách an toàn, nhịp nhàng và theo đúng quy trình.
- Là nền móng vững chắc cho cabin của thang máy có thể dừng nghỉ khi chạy xuống dưới tầng cuối cùng.
- Là hệ thống lưu trữ các bộ phận kỹ thuật, thiết bị vận hành, camera, hệ thống điện, hệ thống truyền tải, hệ thống trục vít…
- Đóng vai trò như một phương án dự phòng giảm chấn, đảm bảo sự an toàn trong trường hợp thang máy gia đình gặp sự cố vượt tốc.
- Giúp cabin của thang máy sẽ dừng lại một cách chính xác mà không bị va chạm với bất cứ bộ phận nào của thang máy.
- Là nơi giúp bảo trì bảo dưỡng thang máy khi cần thiết, đồng thời giúp giải quyết các công đoạn như sửa chữa, kiểm tra một cách nhanh chóng, đơn giản hơn.
Những nguyên tắc thi công thiết kế móng thang máy an toàn.
Vai trò của móng thang máy với thang máy gia đình là vô cùng quan trọng. Vậy nên việc thi công thiết kế, xây dựng móng thang máy cũng cần có những yêu cầu khắt khe về nguyên tắc cũng như tiêu chuẩn thi công. Khi xây dựng nền móng thang máy cần phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn của các nguyên tắc và tiêu chí sau:
Nguyên tắc: Tiêu chuẩn kết cấu móng thang máy gia đình
Cũng giống như khi thi công móng nhà, móng thang máy cũng có những yêu cầu về tiêu chuẩn kết cấu vô cùng nghiêm ngặt.
Tiêu chuẩn TCVN 6395:2008.
Tất cả các móng thang máy đều phải đạt được tiêu chuẩn TCVN 6395:2008. Đây là một tiêu chuẩn về độ an toàn trong cấu tạo, thi công, lắp đặt các sản phẩm thang máy. Một kết cấu móng thang máy đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 6395:2008 sẽ mang đến cho người dùng một thang máy chất lượng, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, và đảm bảo cho hoạt động của thang máy được linh hoạt, thuận tiện và đúng chu trình.
Tiêu chuẩn lực 5000N/m2.
Tiêu chuẩn lực 5000N/m2 là tiêu chuẩn chịu lực tối thiểu của thang máy. Móng thang máy phải chịu được lực 5000N/m2 trở lên mới đủ điều kiện để xây dựng các bộ phận tiếp theo của thang máy. Những lực này đến từ các thiết bị giảm chấn, cabin thang máy khi vận hành.
Tiêu chuẩn thiết kế vận hành.
Móng thang máy phải được thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn vận hàng, các bộ phận trong không gian hố pit phải đảm bảo sự khoa học, gọn gàng. Mang đến sự thuận tiện cho các công việc bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa và kiểm tra nhanh chóng, đơn giản. Đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động của thang máy.
Tiêu chuẩn an toàn về lối lên xuống
Khi xây dựng móng thang máy cần phải đảm bảo thiết kế gọn gàng, lối thang máy lên xuống phải có lối đi riêng. Thành có quai sắt, có các bậc thang máy riêng, có thanh tay thang máy cố định… Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công việc trong không gian hố pít.
Tiêu chuẩn đảm bảo về độ sâu.
Độ sâu của móng thang máy sẽ có những quy định riêng, nên khi xây dựng hố pit thang máy cần phải đảm bảo về độ sâu. Như vậy mới giúp hố pit nâng cao tác dụng trợ lực trong trường hợp thang máy gặp sự cố. Đồng thời giúp cabin vận hành êm ái, giảm thiểu tối đa tác động lực khi thang máy có va chạm. Móng thang máy có độ sâu tiêu chuẩn sẽ mang lại tính an toàn cho quá trình sử dụng thang máy.
Nguyên tắc: Tiêu chuẩn kích thước móng thang máy gia đình
Có rất nhiều yếu tố tác động tới kích thước móng thang máy gia đình. Tùy theo từng yếu tố mà sẽ có những kích thước xây dựng hố pit thang máy riêng. Tuy vậy, móng thang máy cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn kích thước dưới đây:
- Kích thước lọt lòng: Đây là kích thước hố pit thang máy theo chiều ngang và chiều sâu. Kích thước này phụ thuộc rất lớn vào tải trọng của thang máy gia đình mà bạn sẽ sử dụng. Từ đó sẽ có những kích thước lọt lòng tiêu chuẩn.
- Kích thước hố pit: Kích thước hố pit được tính từ phần nền hoàn thiện thấp nhất tính từ cabin, cốt 0:0 xuống dưới.
- Kích thước đà linteau giữa tầng: Kích thước đà giữa tầng chủ yếu yêu cầu hệ thống Rail dẫn hướng thang máy phải có khoảng cách tiêu chuẩn 1500mm. Và bắt buộc phải được bắt cố định 1 điểm vào tường. Hệ thống đà Linteau theo đó phải có 3 mặt hố vào khoảng cách giữa tầng.
- Kích thước phòng máy: Hai vị trí quan trọng khi thi công phòng máy chính là các lỗ kỹ thuật và phần móc treo Palang trên nóc phòng máy. Khi thi công thiết kế các kỹ sư thiết kế sẽ phân bổ các khoảng trống để xây dựng các bộ phận này một cách hợp lý.
Các loại kích thước móng thang máy gia đình tiêu chuẩn
Kích thước móng thang máy gia đình đóng vai trò quyết định rất lớn đến độ an toàn của thang máy. Vậy nên luôn có những tiêu chuẩn riêng để phân loại kích thước móng thang máy.
Kích thước móng thang máy gia đình – Loại nhỏ nhất.
Sự phát triển của công nghệ hiện đại đã cho ra các dòng thang máy gia đình có kích thước nhỏ gọn. Kích thước của loại thang máy gia đình nhỏ nhất giao động vào khoảng 60mm. Kích thước này chỉ phù hợp với những căn nhà có diện tích nhỏ, thiết kế kiến trúc phức tạp, nền móng không đủ điều kiện để lắp đặt hố pit thang máy.
Theo thực tế đối với thang máy nhập khẩu công nghệ cáp kéo thì yêu cầu đối với hố pit phải đạt độ sâu 450mm tối thiểu. Đối với các dòng thang máy liên doanh thì yêu cầu hố pít có độ sâu tối thiểu phải vào khoảng 550mm.
Kích thước móng thang máy gia đình – Loại tiêu chuẩn
Hầu hết các thang máy gia đình có hố pit hiện nay đều phải đảm bảo được tiêu chuẩn về kích thước móng thang máy. Kích thước tiêu chuẩn sẽ dao động trong khoảng 600mm – 1400mm. Với kích thước này thì các công trình mới đảm bảo được sự an toàn khi thi công thiết kế thang máy gia đình.
Trên đây là những thông tin cơ bản về móng thang máy gia đình, hi vọng sẽ giúp quý khách hàng có được thêm những kiến thức cần thiết để có thể lựa chọn được mẫu thang máy phù hợp với nhu cầu sử dụng của cả gia đình. Nếu có bất cứ nhu cầu tìm hiểu về thang máy gia đình, hay có những thắc mắc cần được giải đáp về lắp đặt, bảo dưỡng, báo giá thang máy gia đình, quý khách hàng có thể liên hệ với công ty CP đầu tư phát triển Goldland Việt Nam. Chúng tôi với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thang máy gia đình. Chắc chắn sẽ mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất, giá thành phù hợp nhất.