Sự tiện lợi và phổ biến của thang máy gia đình hiện đang thu hút rất nhiều sự chú ý của người tiêu dùng trong nước. Một trong những dòng thang máy gia đình phổ biến hiện nay phải kể đến sự nổi bật của thang máy gia đình có phòng máy. Đây là dòng sản phẩm sở hữu thiết kế đẹp mắt, kiểu dáng đa dạng và kết cấu bền đẹp nên rất được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Những thông tin chi tiết về cấu tạo và công dụng của thang máy gia đình có phòng máy được chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ là thông tin hữu ích cho những ai đang quan tâm tới thang máy gia đình.
Trên thực tế thang máy gia đình có phòng máy có sự hoạt động khá phức tạp, vậy nên hiểu về cấu tạo cũng như ưu nhược điểm của sản phẩm này sẽ giúp người dùng sử dụng thang máy đúng cách. Đảm bảo sự bền đẹp của sản phẩm và tránh được những sự cố không mong muốn vì không hiểu cấu tạo và kích thước của thang máy gia đình.
Hiểu chung về cấu tạo của thang máy gia đình.
Trước khi đến với cấu tạo chi tiết của thang máy gia đình thì bạn nên nắm được những thông tin chung về cấu tạo của thang máy gia đình. Về cơ bản thang máy gia đình là loại thang có kích thước nhỏ, được dùng trong các gia đình có nhà tầng, và tầng không cao quá 5 – 7 tầng. Dòng sản phẩm này có rất nhiều cách phân loại, mỗi loại sẽ có những cách sử dụng, cấu tạo khác nhau. Trên thực tế sự khác biệt rõ nét nhất về cấu tạo của thang máy gia đình được thể hiện qua hai dòng sản phẩm là: Thang máy gia đình có phòng máy và thang máy gia đình không có phòng máy.
Cấu tạo chung của một chiếc thang máy gia đình thường sẽ bao gồm:
+ Kết cấu hệ thống điện thang máy.
+ Kết cấu phần cơ khí của thang máy.
Trong mỗi kết cấu của hai loại thang máy gia đình có phòng máy và thang máy gia đình không có phòng máy sẽ có những chi tiết khác nhau hoàn toàn. Điều này đến từ sự khác biệt về nguyên lý hoạt động của từng loại thang máy.
Cấu tạo thang máy gia đình có phòng máy.
Thang máy gia đình có phòng máy là một loại thang máy được phát triển từ các dòng thang máy truyền thống, thang máy của các tòa nhà cao tầng, thang máy chung cư, thang máy siêu thị… Đối với loại hình thang máy này thì yếu tố cơ bản chính là một phòng máy, nơi đặt để các hệ thống, trang thiết bị cần thiết cho những hoạt định bình thường của thang máy gia đình.
Kết cấu của thang máy gia đình có phòng máy cũng thường bao gồm: hệ thống thang máy, và phần cơ khí của thang máy. Chúng ta cùng tìm hiểu cấu tạo chi tiết các bộ phận ngay sau đây.
Cấu tạo của hệ thống điện thang máy gia đình.
Hệ thống điện thang máy gia đình có phòng máy bao gồm 3 bộ phận chính là: Hố thang máy, hệ thống cứu hộ tự động, tủ điều khiển trên phòng máy.
Hố thang máy
Đối với một hệ thống thang máy gia đình thì hố thang máy là một trong những bộ phận quan trọng không thể thiếu. Hố thang máy hay còn được biết đến là phần khoảng không bên dưới mặt sàn thang máy, còn gọi là phần giếng thang. Trong hố thang máy sẽ bao gồm các thiết bị giảm chấn, hệ thống chống vượt tốc. Khoảng không gian của hố thang máy được tính toán một cách hợp lý để dự trù trường hợp thang máy gặp sự cố bị rơi.
Ngoài ra bên trong hố thang máy còn có 4 bộ phận điện là:
- Cáp tín hiệu: dùng để nối tủ điện với hộp điều khiển, hộp điều khiển này thường được lắp đặt trên trần cabin. Nhiệm vụ của dây cáp tín hiệu chính là truyền tín hiệu của toàn bộ hệ thống thang máy gia đình. Giúp thang máy hoạt động ổn định theo sự chỉ đạo của bộ điều khiển.
- Hộp điều khiển trên nóc cabin: Đây là bộ phận được nối với tủ điện bằng cáp tín hiệu. Nhiệm vụ chính là duy trì sự hoạt động an toàn, nhẹ nhàng, nhịp nhàng của mọi chuyển động đi lên, đi xuống của thang máy.
- Hệ thống điện chiếu sáng: Hiện nay tất cả các thang máy không chỉ là thang máy gia đình đều được lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng với mục đích chiếu sáng cabin và hố thang. Giúp việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra được thuận tiện hơn.
- Hệ thống công tắc giới hạn hành trình: Làm nhiệm vụ giới hạn hành trình chuyển động của thang máy. Vị trí lắp đặt thường ở nơi cao nhất và thấp nhất của cabin. Bởi đây là bộ phận giới hạn hành trình giúp thang hoạt động ổn định, tránh vượt tốc nên khá quan trọng và việc lắp đặt cũng có những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật.
Hệ thống cứu hộ tự động
Để đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng thang máy, hiện nay trong các hệ thống thang máy đều được lắp đặt hệ thống cứu hộ tự động. Trong trường hợp thang máy đang hoạt động mà gặp sự cố như mất điện, ngắt kết nối với bộ điều khiển… thì hệ thống cứu hộ tự động sẽ giúp thang dừng về tầng gần nhất. Tiếp đến nguồn điện dự phòng UPS hoặc điện tích trong ắc quy sẽ giúp mở cửa thang máy và mọi người có thể di chuyển ra ngoài một cách an toàn.
Hệ thống cứu hộ tự động là một hệ thống vô cùng quan trọng của thang máy, nhằm giảm thiểu tình trạng người dùng bị mắc kẹt bên trong thang. Đặc biệt là người già và trẻ nhỏ, sẽ vô cùng nguy hiểm.
Tủ điều khiển trên phòng máy
Tủ điều khiển trên phòng máy hay còn gọi là phần điện trên phòng máy. Đây là nơi điều khiển mọi hoạt động của thang máy. Trong đó bao gồm các bộ phận như: Bảng điều khiển tín hiệu, hệ thống Relay, biến tần, bộ vi xử lý, bộ bo mạch trung gian…
Tủ điều khiển hoạt động ổn định sẽ giúp thang máy di chuyển nhẹ nhàng, an toàn và chính xác.
Cấu tạo phần cơ khí của thang máy
Kết cấu của phần cơ khí của thang máy gia đình có phòng máy bao gồm khá nhiều các bộ phận chi tiết nhỏ:
- Rail dẫn hướng.
- Đối trọng.
- Hệ thống cabin
- Hệ thống phanh cơ khí.
- Cáp tải.
- Hệ thống giảm chấn
- Cửa tầng thang máy.
- Phòng máy.
- Hệ thống truyền động cửa thang.
Rail dẫn hướng.
Đây là bộ phận có thiết kế theo dàn, thang máy gia đình sẽ bao gồm rail giúp dẫn hướng đối trọng, rail giúp dẫn hướng cabin… Giúp thang máy đi đúng hướng theo chiều thẳng đứng.
Đối trọng
Đối trọng được sử dụng để đảm bảo sự cân bằng trọng lượng của thang máy. Trong đó bao gồm tải trọng của cabin và tải trọng của thang máy
Hệ thống cabin
Cabin có lẽ là phần mà người dùng cảm thấy quen thuộc và dễ hình dung nhất. Đây còn được gọi là khoang thang máy. Nơi mà người dùng, hàng hóa, vật dụng được để vào bên trong và di chuyển lên xuống. Bên trong cabin thường bao gồm bảng điều khiển số tầng, khung, sàn, nóc… Thiết kế bên trong cabin thường có nhiều kiểu dáng, mẫu mã, và phong cách khác nhau.
Hệ thống phanh cơ khí
Phanh cơ khí là một hình thức phanh an toàn. Hệ thống phanh thang máy thường được sử dụng trong trường hợp thang máy gặp sự cố rơi tự do, hoặc chạy quá tốc độ. Khi đó phanh cơ khí sẽ làm nhiệm vụ hạn chế nguy hiểm bằng cách giúp cabin thang máy bám vào các thanh rail. Từ đó giảm thiểu được lực rơi, cũng như hạn chế tốc độ rơi. Đảm bảo sự an toàn cho người và tài sản.
Cáp tải
Cáp tải dùng để truyền lực dẫn động của máy kéo đến cả cabin lẫn đối trọng. Được thiết kế nối liền cabin và đối trọng.
Hệ thống giảm chấn
Hệ thống giảm chấn được lắp đặt để làm nhiệm vụ giảm rung lắc khi thang di chuyển lên xuống. Hệ thống này được lắp phía sau thang máy và giảm chấn cabin, giảm chấn đối trọng.
Cửa tầng thang máy
Bộ phận đóng mở của thang máy được gọi là cửa thang máy. Với thiết kế hiện đại nên cửa thang máy gia đình được tự động đóng mở hoàn toàn. Bên cạnh đó kiểu cách mới lạ độc đáo nên nhiều cửa thang máy chính là điểm nhấn nổi bật của căn nhà.
Phòng máy
Đối với dòng thang máy gia đình có phòng máy thì phòng máy là bộ phận không thể thiếu. Đây là nơi được đặt cố định, bao gồm các bộ phận quan trọng giúp thang máy vận hành một cách êm ái, trơn tru và an toàn. Phòng máy sẽ có vị trí đặt cố định và thường được đặt tại tầng trên cùng của thang máy.
Hệ thống truyền động cửa thang
Hệ thống truyền động cửa thang hay còn gọi là hệ thống điều khiển cửa thang máy. Các bảng điều khiển của hệ thống truyền động sẽ giúp cửa cabin hoạt động, và từ đó tạo ra sự đóng mở của cửa thang máy theo sự điều khiển.
Ưu – Nhược điểm của thang máy gia đình có phòng máy
Hiểu được cấu tạo và ưu nhược điểm của dòng thang máy mà gia đình đang sử dụng không chỉ giúp bạn đảm bảo độ bền đẹp của thang máy. Mà còn đảm bảo sự an toàn, tiện lợi cho các thành viên trong gia đình.
Ưu điểm của thang máy gia đình có phòng máy
- Giá thành sản phẩm rẻ hơn so với loại thang máy gia đình không phòng máy.
- Thiết kế thuận tiện cho việc bảo trì, bảo dưỡng, lắp đặt, kiểm tra, cứu hộ hơn so với thang máy gia đình không phòng máy.
Nhược điểm của thang máy gia đình có phòng máy
- Có thiết kế hộp số, sử dụng động cơ nên hệ thống vận hành không quá êm ái.
- Do phải đảm bảo hoạt động của phòng máy nên khả năng tiêu tốn điện năng cao.
- Phải thường xuyên bảo hành, bảo dưỡng, tra dầu cho động cơ trong quá trình sử dụng.
- Phải chi một khoản chi phí để xây dựng phòng máy.
- Việc xây phòng máy có thể ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của căn nhà.
Trên đây là cấu tạo và ưu nhược điểm của thang máy gia đình có phòng máy, hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp khách hàng có những cái nhìn tổng quan hơn về dòng thang máy gia đình đang rất được yêu thích trên thị trường hiện nay.
Nếu có bất cứ nhu cầu tìm hiểu về thang máy gia đình, hay có những thắc mắc cần được giải đáp về lắp đặt, bảo dưỡng, báo giá thang máy gia đình, quý khách hàng có thể liên hệ với công ty CP đầu tư phát triển Goldland Việt Nam. Chúng tôi với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thang máy gia đình. Chắc chắn sẽ mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất, giá thành phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm: Thang máy gia đình là gì? Có bao nhiêu loại thang máy gia đình?